Tìm hiểu về Bộ điều khiển SCR/IGBT trong bộ chỉnh lưu UPS

Ứng dụng của SCR và IGBT trong bộ chỉnh lưu UPS: Kỹ thuật và hiệu quả

Một trong những yếu tố quyết định hiệu suất của bộ chỉnh lưu chính là bộ điều khiển SCR (Silicon Controlled Rectifier) và IGBT (Insulated Gate Bipolar Transistor). Các thiết bị chuyển mạch này giúp kiểm soát quá trình chuyển đổi điện năng. Mang lại sự chính xác và hiệu quả trong việc duy trì điện áp ổn định. Bình Minh sẽ đi sâu vào việc tìm hiểu cấu trúc, nguyên lý hoạt động của bộ phận này.

Tổng quan

SCR (Silicon Controlled Rectifier)

Định nghĩa và Cấu trúc

SCR (Silicon Controlled Rectifier) là một loại đi ốt điều khiển. Nó có khả năng điều khiển dòng điện trong mạch điện bằng cách chuyển đổi giữa các trạng thái dẫn và không dẫn. SCR là một linh kiện bán dẫn được cấu tạo từ 4 lớp bán dẫn P-N-P-N. Tạo thành ba tiếp giáp: tiếp giáp anode-cathode (A-K) và tiếp giáp điều khiển (Gate – G).

Bộ điều khiển SCR trong bộ chỉnh lưu UPS
Bộ điều khiển SCR/IGBT

Cấu trúc của SCR bao gồm:

  • Anode (A)Cathode (K) là hai cực chính của linh kiện.
  • Gate (G) là cực điều khiển, sử dụng để kích hoạt hoặc tắt SCR.

Các lớp bán dẫn P và N xếp chồng lên nhau. Tạo ra các tiếp giáp PN có tính chất điều khiển dòng điện. Và lớp trung gian giúp SCR có thể bật và tắt khi có tín hiệu điều khiển.

Nguyên lý hoạt động

SCR hoạt động dựa trên nguyên lý chuyển mạch, cho phép dòng điện chỉ chạy khi SCR được kích hoạt. Quy trình hoạt động cơ bản của SCR như sau:

  • Chế độ không dẫn: Khi không có tín hiệu điều khiển từ gate, SCR ở trạng thái không dẫn và ngắt dòng điện qua nó.
  • Chế độ dẫn: Khi một tín hiệu kích hoạt được đưa vào cực gate. SCR chuyển từ trạng thái không dẫn sang dẫn, cho phép dòng điện chạy từ anode đến cathode. Sau khi SCR đã chuyển sang trạng thái dẫn, nó vẫn tiếp tục dẫn điện. Điều này giúp SCR giữ được trạng thái dẫn cho đến khi dòng điện đi qua nó giảm xuống.
  • Chế độ tắt: SCR sẽ chuyển lại trạng thái không dẫn khi dòng điện qua nó giảm xuống dưới giá trị yêu cầu. Khi đó, SCR sẽ trở lại trạng thái không dẫn và cần một tín hiệu điều khiển mới từ gate để kích hoạt lại.

IGBT (Insulated Gate Bipolar Transistor)

Định nghĩa và Cấu trúc IGBT

IGBT (Insulated Gate Bipolar Transistor) là một linh kiện bán dẫn công suất cao. Nó kết hợp đặc tính điều khiển điện áp của MOSFET và khả năng dẫn dòng lớn của BJT (Bipolar Junction Transistor). IGBT thường được sử dụng trong các ứng dụng chuyển mạch tần số cao. Như bộ chỉnh lưu và nghịch lưu của UPS, bộ biến tần, và hệ thống truyền động công nghiệp.

Bộ điều khiển IGBT trong bộ chỉnh lưu UPS
Bộ điều khiển SCR/IGBT

Về cấu trúc, IGBT gồm ba cực:

  • Collector (C) – cực thu
  • Emitter (E) – cực phát
  • Gate (G) – cực điều khiển

Bên trong, IGBT có cấu trúc lớp gồm MOS (Metal-Oxide-Semiconductor) phía trên và lớp bán dẫn lưỡng cực phía dưới. Cấu trúc này giúp IGBT có điện trở mở thấp như BJT. Đồng thời điều khiển bằng điện áp giống như MOSFET. Cho phép vận hành hiệu quả ở cả chế độ dòng điện cao và tần số cao.

Nguyên lý hoạt động IGBT

IGBT hoạt động như một công tắc điện tử điều khiển bằng điện áp. Khi áp một điện áp dương vào cực Gate so với cực Emitter. Vùng kênh dẫn hình thành cho phép dòng điện chạy từ Collector sang Emitter – IGBT chuyển sang trạng thái dẫn. Khi điện áp tại Gate được ngắt hoặc giảm xuống dưới ngưỡng, kênh dẫn bị triệt tiêu và IGBT chuyển về trạng thái không dẫn.

Không giống như SCR, IGBT có khả năng bật và tắt theo điều khiển hoàn toàn từ Gate. Không phụ thuộc vào dòng tải. Điều này cho phép IGBT hoạt động chính xác và linh hoạt trong các ứng dụng yêu cầu điều khiển nhanh. Đặc biệt phù hợp với các bộ chỉnh lưu điều khiển xung trong UPS công nghệ mới.

Vai trò của SCR/IGBT trong bộ chỉnh lưu UPS

  • Điều khiển dòng điện và chuyển mạch

SCR và IGBT đóng vai trò trung tâm trong việc chuyển mạch giữa dòng điện xoay chiều (AC) và dòng điện một chiều (DC). Chúng cho phép điều khiển chính xác thời điểm dẫn và ngắt dòng điện. Giúp tối ưu hóa quá trình chuyển đổi điện năng.

Xem thêm:

Bộ Lưu Điện Online 50KVA/45KW HD-50K3

Cổng bảo vệ UPS – Bảo vệ thiết bị khỏi tác động gây hại

  • Kiểm soát quá trình chuyển đổi điện năng

Thông qua cơ chế điều khiển điện áp (IGBT) hoặc dòng điện kích (SCR). Các linh kiện này đảm bảo quá trình chỉnh lưu diễn ra ổn định, hiệu quả. Từ đó giảm thiểu tổn hao và cải thiện chất lượng điện áp đầu ra.

  • Cải thiện hiệu suất và độ ổn định hệ thống

SCR/IGBT giúp bộ chỉnh lưu thích ứng tốt với tải thay đổi. Nâng cao khả năng chịu tải và chống quá dòng. Nhờ khả năng phản hồi nhanh, chúng duy trì điện áp đầu ra ổn định. Đảm bảo an toàn cho các thiết bị được cấp nguồn.

So sánh Bộ điều khiển SCR/IGBT

  1. Tính chất hoạt động và hiệu suất

Tốc độ chuyển mạch: IGBT có tốc độ chuyển mạch cao hơn đáng kể so với SCR. Phù hợp với các hệ thống yêu cầu điều khiển nhanh và chính xác. Trong khi đó, SCR có độ trễ nhất định khi chuyển sang trạng thái dẫn hoặc tắt.

Khả năng xử lý dòng điện: SCR có khả năng chịu dòng lớn hơn và tỏa nhiệt tốt. Thích hợp cho các ứng dụng công suất cao. IGBT tuy chịu dòng thấp hơn nhưng có khả năng điều khiển chính xác và ít nhiễu.

Độ ổn định và độ bền: SCR thường có độ bền cao hơn trong môi trường khắc nghiệt và hoạt động liên tục. IGBT phù hợp hơn với các ứng dụng đòi hỏi tính linh hoạt và hiệu suất cao trong dải tải thay đổi.

  1. Ứng dụng thực tế và lựa chọn tối ưu

SCR thường được sử dụng trong các UPS công suất lớn, tần số thấp (offline/line-interactive). Nơi dòng điện tải ổn định và yêu cầu độ tin cậy cao.

IGBT phổ biến trong UPS online công nghệ cao. Nơi yêu cầu điều khiển tinh vi, phản ứng nhanh với tải biến thiên và hiệu suất cao.

Lựa chọn linh kiện phụ thuộc vào đặc điểm hệ thống: Nếu ưu tiên độ bền, chịu tải cao → dùng SCR. Nếu ưu tiên tốc độ, hiệu suất, và điều khiển chính xác → chọn IGBT.

Nếu bạn đang cần được hỗ trợ tư vấn về bộ lưu điện UPS, hãy liên hệ hotline 0359375112 của chúng tôi để được hỗ trợ.